Trình bày CV như thế nào?

Bạn có cần viết CV? Khi soạn đơn xin việc, CV chính là một công cụ hỗ trợ quan trọng. Khác với sơ yếu lý lịch thông thường chỉ có độ dài khoảng một đến hai trang, CV được viết dài hơn và chi tiết hơn về nền tảng học vấn.

Ở Mỹ, CV chủ yếu được dùng trong các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu và y học. Chúng cũng thường được sử dụng trong hầu hết mọi bộ đơn xin việc ở các quốc gia ngoài Mỹ.

Cách trình bày CV khác với sơ yếu lý lịch thông thường. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, kinh nghiệm của một người, sẽ có nhiều cách trình bày và hướng dẫn thiết kế CV khác nhau. Và cũng có những mục nhất định hầu hết mọi người cần phải có khi viết CV của mình.

Sau đây là bí quyết về cách trình bày và nội dung cần có trong CV. Hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây, cùng vài mẫu CV để thiết kế CV cho riêng bạn.

Mẫu trình bày CV

Thông tin liên lạc

Tên

Địa chỉ

Số điện thoại

E-mail

Thông tin cá nhân

Ngày sinh

Nơi sinh

Quốc tịch

Tình trạng visa

Giới tính

Tình trạng hôn nhân

Tên của vợ/ chồng

Con cái

Kinh nghiệm làm việc

Hãy liệt kê theo trật tự thời gian, kèm theo thông tin chi tiết về chức vụ, thời gian làm việc

Quá trình làm việc

Trình độ học vấn

Nghiên cứu và đào tạo

Học vấn

Hãy nêu kèm thời gian, chuyên ngành, thông tin chi tiết về bằng cấp, đào tạo và chứng chỉ

Phổ thông

Đại học

Sau đại học

Đào tạo sau tiến sĩ

Trình độ chuyên môn

Bằng cấp và chứng chỉ

Kĩ năng vi tính

Giải thưởng

Ấn phẩm

Chứng nhận thành viên trong các hiệp hội chuyên nghiệp

Sở thích

Vài mẹo vặt trình bày CV

Độ dài CV: Trong khi sơ yếu lý lịch thông thường chủ yếu chỉ độ một trang, CV thường dài hơn, ít nhất là hai trang.

Phông chữ và cỡ chữ: Đừng dùng những phông chữ rối mắt. Chỉ với những phông chữ đơn giản như Times New Roman, Arial, Calibri là hoàn hảo cho một CV.

Cỡ chữ nên khoảng từ 10 đến 12, ngoại trừ tên của bạn và các đề mục có thể lớn hơn một chút và được in đậm.

Trình bày: Dù bạn quyết định sắp xếp các phần trong CV của mình như thế nào, hãy đảm bảo các phần đều thống nhất với nhau. Ví dụ như, nếu bạn in nghiêng tên của một tổ chức, thì tên của tất cả tổ chức còn lại đều cũng phải được in nghiêng. Nếu bạn dùng một hoặc hai câu trình bày những thành quả đạt được ở một vị trí công việc nào đó, hãy liệt kê theo gạch đầu dòng để giúp CV của bạn có trật tự và dễ đọc hơn.

Tính chính xác: Trước khi gửi đi, hãy chắc chắn là bạn kiểm tra CV của mình, lỗi chính tả, ngữ pháp, tên của các công ty,… Và hãy nhờ bạn bè, cố vấn hướng nghiệp kiểm tra CV giúp bạn một lần nữa.

Nội dung viết CV

Không phải tất cả CV đều giống nhau. Hãy chỉ dùng những thông tin nào phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và mục đích đơn xin việc của bạn.

Thông tin liên lạc: Ở đầu CV, hãy đặt tên của bạn và thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, e-mail,…). Ở các quốc gia khác ngoài Mỹ, nhiều CV còn kèm những thông tin cá nhân khác như giới tính, ngày sinh, tình trạng hôn nhân, thậm chí tên của con cái trong gia đình.

Trừ phi bạn ứng tuyển công việc ở các quốc gia ngoài Mỹ, còn không thì bạn không cần cung cấp thêm những thông tin cá nhân kể trên.

Trình độ học vấn: Bao gồm trình độ đại học và sau đại học. Hãy kể kèm tên trường, thời gian học và bằng cấp nhận được.

Giải thưởng: Gồm danh sách xếp hạng của trưởng khoa, giải thưởng của khoa, học bổng, chứng nhận thành viên tại bất kì hiệp hội danh dự nào.

Luận án/ luận văn: Hãy kể tên của luận án hoặc luận văn bạn làm. Bạn cũng có thể tóm tắt trong một hoặc hai câu về đề tài, cũng như đề tên của giáo sư hướng dẫn.

Kinh nghiệm nghiên cứu: Liệt kê bất kì kinh nghiệm nghiên cứu nào bạn có, gồm địa điểm, thời gian và cộng sự. Bạn cũng có thể kể tên ấn phẩm đăng nghiên cứu của bạn.

Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê những kinh nghiệm phù hợp, gồm cả những việc làm thêm nếu bạn thấy chúng sẽ giúp nâng điểm đơn xin việc của bạn.

Cùng với tên sếp, chức vụ, thời gian bạn làm việc, hãy kể ngắn gọn việc bạn làm và thành quả đạt được.

Kinh nghiệm giảng dạy: Liệt kê bất kì công việc giảng dạy nào bạn từng làm, kèm tên trường, khóa học, học kì. Bạn cũng có thể kể kinh nghiệm làm gia sư, trưởng nhóm nếu thấy phù hợp.

Kĩ năng: Liệt kê những kĩ năng thích hợp mà bạn chưa đề cập ở các mục trên. Có thể là kĩ năng ngoại ngữ, tin học, quản trị,…

Ấn phẩm: Liệt kê bất kì ấn phẩm xuất bản nghiên cứu bạn từng thực hiện, đồng thực hiện, hoặc đóng góp, kèm tất cả thông tin về cá nhân, chức danh cần thiết. Bạn cũng nên mô tả những dự án bạn đang trong quá trình thực hiện, gồm các văn bản bạn trình bày trong hội nghị: liệt kê các loại giấy tờ, tên, địa điểm, thời gian tổ chức hội nghị.

Chứng nhận thành viên trong các hiệp hội chuyên nghiệp: Hãy kể ra những hiệp hội chuyên nghiệp bạn tham gia. Nếu bạn là thành viên trong Hội đồng quản trị của hiệp hội, hãy kể chức danh của bạn.

Hoạt động ngoại khóa: Gồm những hoạt động tình nguyện, dịch vụ cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc tổ chức bạn từng tham gia. Bạn cũng có thể kể kinh nghiệm du học trong mục này.

Cách trình bày CV chuyên nghiệp

Trong nền công nghiệp kĩ thuật, cùng với đơn xin việc, người ta thường chọn sơ yếu lý lịch xin việc (CV) hơn là sơ yếu lý lịch thông thường để xin vào làm các công việc về chuyên môn/ học thuật hoặc nghiên cứu. CV cũng được những chuyên gia công nghệ dùng trong lĩnh vực cụ thể như y học, tin sinh học.

Cách trình bày CV – khác với sơ yếu lý lịch thông thường

Có nhiều điểm khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch thông thường, và những điểm này sẽ giúp làm nổi bật cách trình bày riêng của CV. CV thường gồm nhiều thông tin cá nhân hơn sơ yếu lý lịch thông thường. Viết CV, người ta tập trung nhiều vào trình độ học vấn và thành quả đạt được hơn, và không thể hiện quan điểm cá nhân hay viết dưới dạng hồ sơ tự thuật. Viết CV thường dài vài trang, trong khi sơ yếu lý lịch thông thường chỉ là bản tóm tắt độ một hoặc hai trang giấy.

Một CV đạt yêu cầu nên được sắp xếp tốt với những đề mục rõ ràng.

Vì mục thành quả đạt được và mục người tham khảo chính là những điểm nhấn quan trọng, bạn sẽ dễ bắt gặp “trích dẫn tên” trong CV. Ví dụ như, bạn từng thực hiện một đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của một giáo sư nào đó, bạn sẽ nêu tên và chức danh của vị này trong CV của mình, cũng như tên ấn phẩm xuất bản nghiên cứu bạn thực hiện.

Cách trình bày CV – các mục tiêu biểu

Bố cục CV thường có nhiều mục hơn sơ yếu lý lịch thông thường. Kinh nghiệm có thể được chia ra thành kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học tập và trong việc làm; trình độ học vấn có thể được chia theo cấp bậc sau đại học hoặc đào tạo chuyên sâu.

Ở các quốc gia ngoài Mỹ, đính kèm ảnh chân dung và thông tin cá nhân trong CV là bình thường. Cung cấp những thông tin cá nhân như giới tính, ngày sinh, tình trạng hôn nhân, thậm chí tên và tuổi của con cái không phải chuyện xa lạ. Sở thích cá nhân và những hoạt động ngoài trời cũng thường được viết trong CV hơn là sơ yếu lý lịch thông thường. Đặc biệt, việc này giúp thể hiện ứng viên là sự lựa chọn phù hợp và bổ trợ cho kinh nghiệm của họ. Ví dụ như, kĩ sư điện tử thích lắp ráp và điều khiển máy bay mô hình. Hoặc nhiều chuyên viên khoa học máy tính có niềm đam mê âm nhạc.

Cách trình bày CV phổ biến

Tùy vào mỗi bộ đơn xin việc sẽ có cách trình bày CV phù hợp khác nhau. Sau đây là vài hướng dẫn trình bày CV phổ biến theo trình tự các mục:

– Thông tin liên lạc: Ở đầu mỗi CV, bạn nên đặt tiêu đề “Sơ yếu lý lịch xin việc”, tên của bạn, thông tin liên lạc (gồm địa chỉ nhà hiện tại, số điện thoại, số fax, và địa chỉ thư điện tử).

– Mục tiêu nghề nghiệp: Phần này nêu lí do bạn viết CV, có thể ngắn gọn trong một câu hoặc dài đến một đoạn đều ổn. Bạn nên viết sơ lược sở thích bổ trợ cho năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn của bạn.

– Trình độ học vấn: Phần này giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc về học vấn của bạn hơn là trong sơ yếu lý lịch thông thường. Nếu bạn đã có bằng tốt nghiệp đại học, hãy đặt thông tin này trước trình độ phổ thông. Bạn có thể kể ra những bằng cấp của bạn, thời gian nhận, tên trường đại học hoặc chương trình chuyên ngành bạn tham gia, tiêu đề của luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, hoặc luận văn đại học.

– Giải thưởng: Như những giải thưởng ở trường đại học, học bổng, bảng xếp hạng của trưởng khoa, chứng nhận thành viên trong hiệp hội học thuật danh dự.

– Tóm tắt luận án hoặc luận văn: Dài một hoặc hai đoạn, bao gồm chức danh và thời gian hoàn thành.

– Kinh nghiệm nghiên cứu: Mô tả chi tiết kinh nghiệm của bạn khi thực hiện dự án nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc các loại hình thực nghiệm khác. Nêu đề tài nghiên cứu và thời gian nó được xuất bản trên tạp chí, cũng như tên các vị giáo sư hoặc giám sát viên cùng tham gia dự án.

– Kinh nghiệm làm việc: Hãy kể hết bất cứ kinh nghiệm làm việc nào ngoài những dự án nghiên cứu, học thuật.

– Đam mê và kinh nghiệm giảng dạy: Liệt kê mọi kinh nghiệm giảng dạy (kèm tên lớp học và mô tả ngắn nếu cần thiết). Bạn cũng có thể kể kinh nghiệm làm gia sư hoặc trưởng nhóm hoạt động nào đó.

– Những kĩ năng chuyên môn: Liệt kê các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc, tinh thần học hỏi, kĩ năng phân tích, kèm giấy chứng nhận.

– Ấn phẩm, thành quả, dự án đang trong tiến độ thực hiện: Hãy cung cấp tên một số ấn phẩm có đăng nghiên cứu bạn thực hiện hoặc đồng thực hiện. Nếu có những nghiên cứu đang chờ xét xuất bản thì bạn cũng cứ kể vào. Với những giấy tờ bạn đã trình bày tại buổi hội thảo khoa học hoặc các hiệp hội chuyên nghiệp, hãy cung cấp tên buổi hội thảo, địa điểm và thời gian tổ chức.

– Các hiệp hội chuyên nghiệp hoặc chứng nhận thành viên: Tư cách thành viên trong các hiệp hội chuyên nghiệp nên là một phần được viết trong CV của bạn. Nếu bạn không là thành viên của bất kì tổ chức chuyên ngành nào, hãy tìm một nơi phù hợp với bạn và tham gia.

– Lý lịch: Đây là một phần khác về thông tin cá nhân, bao gồm tình trạng công dân, cư trú lâu dài hay du học sinh, và những kinh nghiệm trong học tập, việc làm ít phổ biến.

– Dịch vụ cộng đồng: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động tình nguyện, hãy tạo một mục riêng cho những thông tin này, chứ đừng kết hợp chung với mục kinh nghiệm làm việc. Hoạt động có thể bao gồm làm thành viên tham gia tổ chức ở trường đại học.

Hướng dẫn khi lập danh sách trong CV

– Hoạt động: Hãy liệt kê tất cả câu lạc bộ bạn từng tham gia, dù là tham gia công việc liên quan giấy tờ.

– Du lịch: Đừng nêu những chuyến nghỉ mát, mà hãy liệt kê kinh nghiệm du học, trong đó gồm đất nước, thành phố, bang, hoặc khu vực. Mô tả ngắn gọn kinh nghiệm và khoảng thời gian cho chuyến du học đó.

– Người tham khảo hoặc thư giới thiệu: Liệt kê những người có thể viết nhận xét, giới thiệu về bạn. Sau khi được đồng ý, hãy nêu tên và chức vụ của họ.

Tiêu đề các mục trong CV

Tùy vào lý lịch, năng lực của bạn và mục đích của đơn xin việc sẽ có các đề mục khác nhau cho CV. Sau đây là danh sách các đề mục bạn có thể tham khảo:

– Bằng cấp

– Luận án

– Luận văn

– Các nghiên cứu thực hiện ở trường đại học

– Khóa đào tạo ngắn hạn

– Đào tạo

– Chuyên ngành

– Chuyên môn

– Chuyên nghiệp

– Sở thích

– Kinh nghiệm làm việc

– Dự án

– Du học

– Giảng dạy

– Làm thêm

– Đào tạo sau đại học

– Hội nghị

– Hội thảo

– Hội nghị chuyên đề

– Ấn phẩm

– Biên-phiên dịch

– Thành quả

– Các loại giấy tờ

– Kinh nghiệm hoạt động tình nguyện

– Dịch vụ cộng đồng

– Ngoại ngữ

– Các hoạt động khác

– Kĩ năng kĩ thuật

– Kĩ năng vi tính

– Giấy phép

– Thư giới thiệu

– Giải thưởng

– Học bổng

– Chứng nhận thành viên

– Chứng nhận trợ lí

– Trợ cấp

– Họp

– Tư vấn

– Thực hành

– Du lịch (không phải nghỉ mát)

– Kĩ năng thí nghiệm

– Thể thao

– Tham khảo

– Phụ lục

Nhu cầu tuyển dụng nhà phát triển năng lực cao năm 2018

Nhu cầu tuyển dụng các nhà phát triển năng lực cao được xác định vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2018

Kết luận này được đưa ra chủ yếu là do việc sử dụng dữ liệu lớn đang tăng cao một cách đều đặn trong những lĩnh vực chính của Việt Nam. Đây là một trong những phát hiện chính từ khảo sát lương mới nhất năm 2018 của ông Robert Walters – chuyên gia tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao trên nhiều chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, theo ông Robert Walters lý giải, nhu cầu này đến từ việc Việt Nam tiếp tục hành trình trở thành trung tâm sản xuất lớn trong khu vực, với ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, các công ty mới tham gia thị trường và chính sách của nước ta nhằm hỗ trợ mở rộng các doanh nghiệp hiện tại của khu vực.

Hoạt động tuyển dụng diễn ra trong năm 2017 ở nước ta phần nào đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu to lớn đối với việc tuyển dụng các nhà phát triển công nghệ thông tin cơ sở và cao cấp, đặc biệt là những ứng viên am hiểu các ngôn ngữ lập trình như .Net, PHP và Java, cũng như thành thạo chuyên sâu về điện toán đám mây, an toàn thông tin mạng, thiết kế ứng dụng. Ngoài ra còn có một sự nhấn mạnh ngày càng tăng về mối quan tâm lớn mà nước ta dành cho nền công nghệ số hóa giữa các ngân hàng, dẫn đến một nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin với nền tảng đào tạo chuyên ngành dịch vụ tài chính.

Nhìn chung, những biến đổi về thị trường việc làm này dẫn đến việc mức lương tăng từ 20 đến 25%. Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2018.

Đây là một trong những phát hiện chính từ khảo sát lương năm 2018 của ông Robert Walters. Cuộc khảo sát hằng năm này gồm có những cập nhận thị trường tuyển dụng, tư vấn tuyển dụng và mức lương tiêu chuẩn trên khắp thị trường toàn cầu.

Cùng với việc sử dụng dữ liệu lớn đang tăng cao một cách đều đặn trong những lĩnh vực chính của Việt Nam, các nhà phát triển năng lực cao của nước ta vẫn sẽ tiếp tục được săn đón kể cả sau năm 2018.

Vì sự thiếu hụt tài năng của địa phương với các kỹ năng kỹ thuật phù hợp, các nhà quản lý tuyển dụng rất có thể sẽ tìm kiếm các ứng cử viên người Việt Nam có nền tảng đào tạo ở nước ngoài.

Về khảo sát lương

Trong ấn bản thứ 19, khảo sát lương hằng năm của Robert Walters là đánh giá toàn diện nhất về lương chuyên viên và xu hướng tuyển dụng trên toàn thế giới.

Quyển sách “Trung Quốc vĩ đại và Đông Nam Á” viết về chín quốc gia, Trung Quốc, Hồng Kông, In-do-ne-si-a, Ma-lay-si-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Khảo sát lương dựa trên phân tích các phân công vị trí cố định, tạm thời và theo hợp đồng, được thực hiện trên từng khu vực địa lý và quy trình tuyển dụng trong năm 2017.

Làm Thế Nào Để Viết Một CV Thành Công

Bạn là người vừa mới tốt nghiệp hay đơn giản muốn trở thành thực tập sinh cho một công ty nào đó, bạn đang đau đầu không biết làm thế nào để viết CV, thư xin việc hoặc đơn xin việc làm? Chúng tôi ở đây để giúp những người như bạn.

Người sử dụng lao động nhận được trung bình 60 ứng viên có tay nghề thấp cho mỗi công việc được thông báo tuyển dụng và chỉ có khoảng 20 ứng viên lành nghề. Đáng chú ý, theo nghiên cứu của Viện Nhân sự và Phát triển, gần một nửa số ứng viên hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu nghề ngiệp cho vị trí này. Chính vì thế bài toán cần lời giải ở đây là là thế nào để CV, đơn xin việc hoặc sơ yếu lý lịch của bạn trở nên nổi bật hơn so với số đông. Đây được xem là bước đệm đầu tiên cho quá trình tìm kiếm việc làm.

Các chuyên gia khuyên  rằng có một số quy tắc vàng để có được một CV hoàn hảo đó đơn giản là không gặp phải các lỗi chính tả và ngữ pháp. Họ cũng nhấn mạnh rằng đừng bao giờ mắc phải các sai lầm chỉ vì sự bất cẩn và lười biếng của mình. Như là thiếu dấu câu, dùng từ ngữ không phù hợp hay sử dụng các câu cảm thán trong khi viết CV hay đơn xin việc thực sự là một lỗi lầm khó có thể bỏ qua.

Những điểm mấu chốt ở đây là:

Nếu bạn gửi đến nhà tuyển dụng CV dưới dạng bản in ra giấy, cùng với đơn xin việc, thì cần phải gọn gàng và hãy đánh máy nếu có thể. Hầu hết các thư viện đều có máy tính công cộng để mọi người đều có thể sử dụng.

Ngày nay, có rất nhiều công ty tuyển dụng yêu cầu các ứng viên của mình gửi bản sao kỹ thuật số của cả CV và đơn xin việc thay vì bản in giấy. Đây thực sự là một điều tốt bởi vì nhà tuyển dụng có thể tự mình tìm kiếm đến bạn nếu họ thấy hồ sơ của bạn phù hợp với yêu cầu của phía họ. Thông thường thì các nhà tuyển dụng này cũng đề nghị người nộp đơn đảm bảo các yêu cầu bắt buộc trong mô tả việc làm sẽ bảo gồm những gì trước khi bạn gửi CV và đơn xin việc đến họ.  Khi viết CV kỹ thuật số hãy chắc rằng nó phải ở định dạng và phông chữ đơn giản để khả năng đọc không bị ảnh hưởng trên các chương trình Microsoft khác nhau.

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:

+ Điều chỉnh CV sao cho phù hợp với một công việc cụ thể thay vì gửi cùng một CV cho tất cả các công việc mà bạn quan tâm.

+ Hãy đơn giản hóa các từ ngữ và cấu trúc câu sao cho dễ đọc và dễ hiểu nhất. Hai trang A4 là đủ với một CV được coi là hoàn hảo.

+ Chọn lọc các thông tin quan trọng – chi tiết cá nhân, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email và các chương trình đào tạo hoặc câu lạc bộ trường lớp nào mà bạn tham gia.

+ Trình bày, cung cấp bằng chứng về các thành tích mà bạn đạt được nhưng phải luôn trung thực.

+ Kiểm tra và kiểm tra kỹ lưỡng, tránh các lỗi cẩu thả, hãy xem lại một lần nữa sau khi bạn hoàn thành vào ngày hôm sau hoặc tốt nhất là xin lời khuyên từ một ai đó.

Cách viết đơn xin việc 

Đơn/ thư xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc.

Chỉ khi nhà tuyển dụng nói rằng không nộp đơn xin việc, còn trong mọi trường hợp đừng quên loại giấy quan trọng này.

Mục đích của đơn xin việc

– Giới thiệu bản thân

– Đề cập công việc bạn ứng tuyển

– Liên kết kĩ năng, kinh nghiệm của bạn với yêu cầu của công việc

– Khuyến khích đọc cv của bạn

– Đề nghị một buổi phỏng vấn hoặc gặp mặt

Độ dài của đơn xin việc

Không nên dài quá một trang. Chủ yếu chỉ tóm tắt thông tin sẽ kể trong CV, vì vậy hãy soạn ngắn thôi.

Liên kết đơn xin việc với công việc mình ứng tuyển

Đừng dùng một đơn xin việc cho các hồ sơ xin việc khác. Đơn của bạn cần phải thể hiện bạn hiểu biết về công việc bạn ứng tuyển.

Sau đây là ba bước soạn đơn:

1. Xác định người nhận đơn

Đừng viết “Kính gửi: Những ai quan tâm”. Sẽ tốn công để xác định người bạn gửi đơn, nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng.

Nếu công việc này trên tin tuyển dụng, trong đó có thể có tên người bạn cần gửi đơn. Nếu không, hãy hỏi người đăng tin.

2. Tra cứu về công việc

Khi đã xác định người nhận đơn, bạn có thể liên lạc họ để hỏi:

– Công việc có yêu cầu làm việc theo nhóm không?

– Tôi có thể liên lạc với ai để biết thông tin sau phỏng vấn?

– Công ty đang cần tuyển nhân viên như thế nào?

– Có thể gửi cho tôi mô tả công việc (khi tin tuyển dụng không có phần này)?

Lời đáp cho những câu hỏi trên có thể cho bạn ý tưởng viết CV và đơn xin việc phù hợp.

3. Tìm hiểu về công ty

Là một cách tốt khác giúp bạn thiết kế đơn xin việc.

– Nếu biết tên công ty, hãy tra cứu thông tin trên mạng.

– Nếu công ty có trang web riêng, hãy vào mục Giới thiệu (AboutUs).

– Nếu tin tuyển dụng không có tên công ty, hãy hỏi người đăng tin.

Đơn xin việc nên bao gồm những gì

Tên và thông tin liên lạc của bạn

Đặt tên và thông tin liên lạc ngay đầu đơn xin việc. Không cần cung cấp địa chỉ nhà, nhưng phải có e-mail và số điện thoại cá nhân.

E-mail nên tạo một ấn tượng chuyên nghiệp. Đừng dùng e-mail như yolobigbang@gmail.com.

Nếu không có, bạn có thể tạo mới miễn phí, đơn giản với họ và tên của bạn là ổn.

Tên và thông tin liên lạc của nơi tuyển dụng

Dưới thông tin của bạn nên có:

– Tên người nhận đơn

– Chức vụ hoặc tên công ty họ

– Thông tin liên lạc của họ

Nếu không tìm được những thông tin này, bạn có thể gọi hỏi công ty.

Bạn cũng có thể dùng “Kính gửi: Những ai quan tâm”, nhưng chỉ khi đó là phương án bất khả kháng cuối cùng.

Chức danh ứng tuyển

Đầu đơn, cần nói rõ mình ứng tuyển vị trí nào bằng một dòng riêng biệt (“Re: Đơn xin việc vị trí kế toán”) hoặc mở đầu cho một đoạn (“Tôi viết đơn này xin ứng tuyển vị trí kế toán…”).

Những kĩ năng phù hợp

Liệt kê theo gạch đầu dòng kĩ năng, kinh nghiệm bạn có phù hợp với mô tả công việc.

Nếu công việc này trên tin tuyển dụng, trong đó có thể cung cấp cho bạn danh sách kĩ năng, kinh nghiệm “cần có” cho công việc, cũng như những điều nhà tuyển dụng “mong muốn”. Cần đáp ứng được càng nhiều những tiêu chí “cần có”, đúng với “mong muốn” và trình bày càng ngắn gọn càng tốt.

Khi nói bạn có kĩ năng, kinh nghiệm nào, cần dẫn chứng bạn đã tích lũy hoặc sử dụng chúng ra sao.

Trình bày ngắn gọn bạn là lựa chọn chính xác

Sau khi liệt kê kĩ năng, kinh nghiệm của mình, nên giải thích vì sao chúng chứng minh bạn phù hợp với công việc (“Với sự kết hợp giữa niềm đam mê dành cho toán học và kinh nghiệm tích lũy được trong việc làm kế toán, tôi tin mình hoàn toàn phù hợp với công việc này.”).

Dùng ngôn ngữ của họ

Làm quen với cách hoạt động của công ty, sử dụng cùng loại ngôn ngữ của những người đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là một cách tốt để thuyết phục họ bạn là ứng viên thích hợp.

Đề nghị họ xem CV của bạn và liên lạc lại với bạn

Đơn xin việc nên kết thúc bằng đề nghị nhà tuyển dụng đọc CV của bạn, cũng như sắp xếp một buổi phỏng vấn hoặc gặp mặt (“Dưới đây là đính kèm bản sao CV của tôi. Rất mong nhận được phản hồi của Quý công ty.”).

Không nên viết gì trong đơn xin việc

Lỗi chính tả và lỗi sai sự thật

Phải luôn kiểm tra lỗi chính tả trong đơn xin việc. Hãy nhờ bạn bè, gia đình, thầy cô hoặc cố vấn hướng nghiệp tại trường đại học hoặc trường nghề đọc lại và chỉ ra lỗi hay thông tin gây khó hiểu.

Kiểm tra kĩ những thông tin bạn đưa ra trong đơn. Nếu đề cập tên của công ty, nơi bạn từng làm, hãy chắc chắn bạn viết tên những nơi đó chính xác.

Dùng toàn bộ thông tin như khi viết CV

Đừng sao chép nguyên văn trong CV, mà hãy dùng cách diễn đạt khác. Soạn đơn xin việc thật ngắn gọn, để khi viết CV, bạn sẽ kể chi tiết thông tin hơn.

Quá nhiều “tôi”

Hãy chắc chắn đơn xin việc của bạn không bị ngập trong những cấu trúc “Tôi tin”, “Tôi có”, “Tôi là”.

Sau khi viết xong, hãy dò lại và bỏ bớt hoặc viết lại các câu bắt đầu bằng “Tôi”.

Đừng nhắc đến những hồ sơ xin việc khác của bạn

Chắc hẳn trong cùng một khoảng thời gian, bạn gửi đi nhiều hồ sơ xin việc khác. Việc này là hiển nhiên, nhưng đừng tiết lộ ra. Bạn đang cố thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được làm cho công ty họ. Sẽ khó mà thành công nếu họ biết được cùng một lúc bạn đang ứng tuyển cho nhiều nơi khác.

Viết đơn xin việc khi không có tin tuyển dụng

Khi bạn muốn làm cho một doanh nghiệp cụ thể dù họ hiện không có nhu cầu tuyển dụng, được gọi là “cuộc gọi ngẫu nhiên (cold calling)”.

Trực tiếp liên lạc doanh nghiệp đó và hỏi liệu họ đang có vị trí trống nào không sẽ cho thấy rằng bạn là một người có động lực và nhiệt huyết.

Dù cho hiện không có vị trí trống, doanh nghiệp đó có thể lưu lại thông tin liên lạc của bạn và tìm đến bạn khi có vị trí.

Một đơn xin việc “ngẫu nhiên” được viết giống như mọi đơn xin việc khác, chỉ có vài điểm khác biệt:

– Hãy thể hiện bạn đã tìm hiểu về doanh nghiệp, công việc

– Trình bày lí do bạn muốn làm việc với họ (nói về công việc, mục tiêu lâu dài)

– Chứng minh kĩ năng, kinh nghiệm và đam mê của bạn phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

– Cho họ biết bạn hy vọng điều gì (có thể là về vị trí hiện đang trống hoặc gặp người có thể trao đổi về công việc)

Nếu sau vài tuần họ vẫn chưa hồi đáp, bạn có thể gửi e-mail hoặc gọi điện để thảo luận trực tiếp về đơn của bạn.

Gửi e-mail đơn xin việc

Bạn nên:

– Viết tên của bạn và chức vụ ở phần tiêu đề (“Nguyễn Văn A – Đơn xin việc vị trí kế toán”)

– Bạn vẫn cần tên của người nhận

– Bỏ phần thông tin liên lạc, đi thẳng vào phần “Kính gửi”

– Kết thúc bằng chữ kí chuyên nghiệp kèm số điện thoại cá nhân

– Luôn gửi bằng địa chỉ e-mail chuyên nghiệp

Chỉ yêu cầu nộp đơn xin việc, không gửi kèm CV

Bạn nên:

– Trình bày thông tin liên lạc (của bạn và của công ty), một dòng nêu vị trí bạn muốn ứng tuyển và giới thiệu ngắn gọn về bản thân

– Tóm tắt thật súc tích kinh nghiệm của bạn

– Dùng gạch đầu dòng trình bày bạn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng như thế nào

– Kết đơn bằng cách đề nghị họ liên lạc lại

Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc (CV)

Bạn đang viết CV? Bạn không biết phải viết gì? Sau đây là thông tin về điểm khác biệt giữa sơ yếu lý lịch xin việc (CV) với sơ yếu lý lịch thông thường, giữa CV của Mỹ với CV quốc tế, đồng thời những hướng dẫn về cách trình bày và cách viết CV trong bộ đơn xin việc.

Sử dụng CV khi nào

Khi nào thì người tìm việc nên dùng CV hơn là sơ yếu lý lịch thông thường? Ở Mỹ, CV chủ yếu được dùng khi xin vào làm công việc về chuyên môn/ học thuật, giáo dục, khoa học, y học hoặc nghiên cứu. Nó cũng được dùng khi xin học bổng và trợ cấp.

Khi tìm việc ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, hoặc Châu Á, nhà tuyển dụng ưu tiên CV hơn là sơ yếu lý lịch thông thường. Hãy nhớ rằng những nhà tuyển dụng nước ngoài thường muốn đọc phần thông tin cá nhân trong CV như ngày sinh, quốc tịch, tình trạng hôn nhân và nơi sinh, những thông tin không xuất hiện trong CV của Mỹ. Vì theo luật pháp của Mỹ, nhằm bảo vệ người dân nói chung, nhân viên, người xin việc nói riêng khỏi sự phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh (chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, tuổi), trong CV, họ sẽ không cần cung cấp thông tin cá nhân liên quan các khía cạnh kể trên. Ngược lại, các quốc gia khác không áp dụng luật này.

Nên viết gì trong CV

Có nhiều khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch thông thường. CV thường dài hơn (hai hoặc nhiều trang hơn), là một tóm tắt chi tiết hơn về lý lịch và kĩ năng của bạn. Và bạn cần viết CV khác nhau cho mỗi đơn xin việc khác nhau.

Giống như sơ yếu lý lịch thông thường, trong CV gồm tên của bạn, thông tin liên lạc, trình độ học vấn, kĩ năng, và kinh nghiệm. Bên cạnh những mục cơ bản này, khi viết CV, cần xem xét những thông tin khác phù hợp với từng vị trí cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như với ứng viên công việc về giảng dạy hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục sẽ cần cung cấp thông tin mục kinh nghiệm giảng dạy, đề tài nghiên cứu, những ấn phẩm xuất bản công trình của mình, bằng cấp, chứng nhận hoặc giải thưởng, và giấy phép chuyên môn.

Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả thông tin lý lịch của bạn, sắp xếp chúng theo từng nhóm tiêu chí. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cả thời gian bạn đạt được từng thành quả trong danh sách đó.

Thông tin cá nhân trong CV quốc tế

– Quốc tịch

– Tình trạng hôn nhân

– Tuổi

– Số lượng con cái (kèm số tuổi nếu muốn cung cấp)

– Sở thích cá nhân

– Trình độ học vấn bao gồm cả phổ thông

– Ảnh chân dung (ảnh chụp CMND)

Ngày sinh trong CV

Một vài quốc gia ngoài Mỹ yêu cầu bạn cung cấp ngày sinh trong CV. Nếu bạn đang ứng tuyển công việc ở nước ngoài, hãy nghiên cứu những quy định cho đơn xin việc tại đất nước đó.

Nếu bạn ứng tuyển công việc ở Mỹ, vì luật chống phân biệt đối xử tuổi tác ở nước này, nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu bạn cung cấp ngày sinh trong CV.

Sắp xếp bố cục CV của bạn

Sau khi liệt kê thông tin bạn cần dùng, bạn nên sắp xếp lại chúng sao cho có thể làm nổi bật kinh nghiệm bạn có phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để sắp xếp bố cục cụ thể cho một CV, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng, đặc biệt là khi bạn đang ứng tuyển công việc hoàn toàn phù hợp với kĩ năng và kinh nghiệm của bạn.

– Liệt kê theo gạch đầu dòng, sử dụng động từ để thể hiện, kèm thành quả bạn đạt được.

– Hãy bắt đầu với một bản tóm tắt lý lịch chuyên nghiệp nhằm làm nổi bật những ưu điểm tốt nhất cho yếu tố một nhân viên tiềm năng của bạn.

– Trình bày những trình độ chuyên môn, kĩ năng, học vấn, kinh nghiệm đáp ứng đúng yêu cầu tuyển dụng.

– Sắp xếp cẩn thận trật tự các phần trong CV dựa theo những tiêu chí nhà tuyển dụng tìm kiếm. Ví dụ như, nếu bạn ứng tuyển vào trường đại học đang tìm kiếm giáo sư nghiên cứu thì bạn nên trình bày trước năng lực chuyên môn của bạn, rồi đến danh sách những tạp chí xuất bản nghiên cứu bạn thực hiện. Mặt khác, nếu khoa đó đánh giá cao năng lực giảng dạy, bạn nên trình bày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn trước.

Tham khảo mẫu CV và bí quyết viết CV

Sẽ luôn có ích nếu bạn tham khảo một hoặc hai mẫu viết CV trước khi bắt tay vào việc. Những mẫu này là sách hướng dẫn hữu ích về cách viết, cách trình bày một CV.

Cách viết sơ yếu lý lịch

CSơ yếu lý lịch (CV) là công cụ quan trọng nhất khi xin việc. Dù có năng lực hay nhiều kinh nghiệm đến đâu, nếu trình bày hoặc viết CV không đạt yêu cầu, bạn sẽ khó tìm được việc, thậm chí là được chọn vào vòng phỏng vấn.

Dành thời gian viết CV cẩn thận rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp bí quyết và lời khuyên về cách viết CV hoàn hảo nhất có thể.

Mục đích của CV

CV là một công cụ chào hàng. Khi viết CV, cần làm nổi bật các điểm sau:

– Bạn có thể làm việc.

– Bạn đáp ứng được yêu cầu công việc và của nhà tuyển dụng.

– Bạn có trình độ và học vấn phù hợp.

– Bạn có kinh nghiệm và kĩ năng phù hợp.

– Bạn có năng lực chuyên môn phù hợp.

Độ dài của CV

Không có quy định cụ thể về độ dài của CV, tùy thuộc kinh nghiệm, học vấn của bạn. Hãy đảm bảo bạn không viết lan man trong CV của mình. Nếu CV chỉ có một trang, thì miễn là trình bày thật ấn tượng, sẽ đạt kết quả tốt hơn một CV dài tận hai trang đầy những thông tin thừa thải.

Bố cục trong CV

1. Thông tin liên lạc

2. Lời mở đầu

3. Những kĩ năng chính

4. Những kĩ năng về kĩ thuật/ phần mềm

5. Mô tả bản thân

6. Trình độ học vấn

7. Kinh nghiệm làm việc/ Hoạt động tình nguyện

8. Người tham khảo

Không phải lúc nào tất cả các mục trên đều phải có trong CV, cũng như trật tự có thể thay đổi tùy thuộc mỗi đơn xin việc.

Điều quan trọng là đặt thông tin hữu dụng nhất lên đầu. Ví dụ, nếu chuyên ngành của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc, hãy đặt nó phía sau thông tin nào có liên quan đến công việc.

Có cần phải viết CV khác cho mỗi đơn xin việc?

Cần phải thiết kế từng CV cho riêng từng đơn xin việc để đáp ứng đúng yêu cầu tuyển dụng.

Không cần thay đổi quá nhiều, nhưng phải đảm bảo lời mở đầu, những kĩ năng chính và mô tả bản thân đáp ứng chính xác yêu cầu tuyển dụng, dựa theo quảng cáo việc làm (nếu có) và những gì bạn tra cứu về công việc.

CV nên bao gồm những gì

Thông tin liên lạc

Hãy đảm bảo là có tên của bạn, địa chỉ thư điện tử và số điện thoại cá nhân trong CV của bạn.

Lời mở đầu

Sơ lược bạn là ai, đã học/ làm việc ở đâu và vì sao chọn công việc này, sau đó, mô tả kĩ năng, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc. Nên viết phần này dài khoảng sáu dòng và sử dụng ngôi xưng thứ nhất.

Điểm mạnh và kĩ năng chính

Liệt kê 10 – 15 kĩ năng liên kết với công việc đang ứng tuyển.

Nếu tìm thấy công việc này trên quảng cáo tuyển dụng, thì trong đó có thể cung cấp cho bạn một danh sách kĩ năng, kinh nghiệm “cần có” cho công việc, cũng như những điều nhà tuyển dụng “mong muốn”. Cần đáp ứng được càng nhiều những tiêu chí “cần có”, càng đúng với “mong muốn” càng tốt.

Hãy nghĩ về những điều bạn đã làm hoặc đã học như:

– công việc từng làm

– kiến thức từng học

– hoạt động tình nguyện từng tham gia

Những kĩ năng về kĩ thuật/ phần mềm

Là danh sách ngắn gọn tên những phần mềm hoặc máy móc bạn có thể dùng, như:

– phần mềm xử lý văn bản hoặc bảng tính

– ngôn ngữ lập trình

– máy tính tiền, chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng  (EFTPOS),…

Mô tả bản thân

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, thì mô tả bản thân là một cách khác để thể hiện bạn là người phù hợp.

Có thể kể từ ba đến năm tính cách bản thân như bạn là người đáng tin cậy, trung thực, hoặc tiếp thu nhanh, nhưng đừng trùng lặp với những kĩ năng chính của bạn.

Trình độ học vấn

Chỉ cần thể hiện trình độ cao nhất, không cần nói kết quả học tập, trừ phi điều đó giúp chứng minh với nhà tuyển dụng bạn phù hợp với công việc.

Nên liệt kê theo gạch đầu dòng những thành quả trong học tập (giải thưởng đạt được, đội nhóm đã tham gia,…).

Kinh nghiệm làm việc

Hãy bắt đầu với công việc gần đây nhất rồi kể ngược thời gian lại. Chỉ nêu chức vụ và thời gian bạn làm ở mỗi công việc.

Nếu chưa từng đi làm, có thể kể những điều sau:

– Hoạt động từng làm khi ở trường

– Những đợt thực tập khi ở trường đại học hoặc trường nghề

– Hoạt động tình nguyện đã tham gia

Hãy cung cấp những thành quả đạt được, những đóng góp nổi bật của bạn cho tổ chức, phù hợp với điểm mạnh và kĩ năng chính mà bạn đã kể trong mục trước.

Người tham khảo

Liệt kê hai người có thể nhận xét tích cực về khả năng làm việc của bạn. Lí tưởng nhất là chọn đồng nghiệp cũ. Hãy cung cấp tên, chức vụ và cách liên lạc với họ.

Nhận xét

Là một cách khác chứng minh bạn là người nhà tuyển dụng tìm.

Có thể nhờ đồng nghiệp, thầy/ cô hoặc sếp cũ viết một đến hai lời nhận xét là đủ, nhiều hơn nữa sẽ quá thừa. Nên cung cấp thông tin của những người viết nhận xét trong cả phần người tham khảo.

Từ khóa

Nhiều nơi dùng phần mềm quét đơn xin việc để tìm từ khóa. Đơn xin việc không có từ khóa phù hợp sẽ mặc nhiên bị từ chối.

Từ khóa gồm tên thuộc những mục sau:

– Kĩ năng

– Nghề nghiệp

– Hoạt động

– Trình độ

– Phần mềm

– Công cụ

Để đảm bảo CV của bạn có từ khóa thích hợp, hãy chú ý từ hoặc cụm từ trong quảng cáo tuyển dụng của công việc, hoặc tham khảo những quảng cáo tuyển dụng cho công việc tương tự.

Khi đã có từ khóa, hãy sử dụng chúng trong các mục sau:

– Lời mở đầu

– Những kĩ năng chính

– Trình độ học vấn

– Kinh nghiệm làm việc

Không nên viết gì trong CV

Tùy trường hợp mà đưa những thông tin này vào CV sẽ có lợi hoặc có hại cho bạn.

Thông tin cá nhân

Không cần phải cung cấp mọi thông tin cá nhân trong CV, những thông tin có thể làm mờ đi yếu tố nhân viên tiềm năng của bạn.

Trong CV không cần có:

– Ngày sinh

– Giới tính

– Địa chỉ nhà

– Bệnh bẩm sinh hoặc khuyết tật

– Tình trạng sức khỏe

Trong một số ngoại lệ thì vài thông tin trên có thể hữu ích (như khi nhà tuyển dụng tìm ứng viên trẻ tuổi, hoặc ứng viên là nữ). Hãy xem xét đưa thông tin nào vào sẽ giúp nâng điểm cho đơn xin việc của bạn.

Lỗi chính tả và lỗi sai sự thật

Một CV đầy lỗi chính tả sẽ đảm bảo bạn bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nên kiểm tra lỗi chính tả trong CV trước khi gửi đi, đồng thời nhờ ai đó kiểm tra hộ những lỗi bạn có thể bỏ sót.

Kiểm tra kĩ những thông tin bạn đưa ra trong CV. Nếu đề cập tên của công ty, nơi bạn từng làm, hãy chắc chắn bạn viết tên những nơi đó chính xác.

Hình ảnh

Đừng chèn hình ảnh vào CV. Chúng có thể gây phản cảm với nhà tuyển dụng và bộ phận nhân sự, mà còn làm phần mềm tuyển dụng bị lỗi.

Trình bày

Hãy dùng kiểu chữ và cách trình bày không rối mắt. Việc này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá CV của bạn, và các phần mềm tuyển dụng không gặp khó khăn khi đọc thông tin của bạn. Nên dùng những phong chữ sau:

– Verdana

– Arial

– Century gothic

– Calibri

Bảng biểu

Trình bày thông tin theo bảng biểu để dễ dàng bố trí nội dung, nhưng một vài phần mềm tuyển dụng lại không đọc được các bảng này. CV của bạn nên trình bày theo dòng hoặc cột dọc đơn giản.

CV lưu ở dạng PDF

Vì vài phần mềm tuyển dụng không đọc được, nên trừ phi tin tuyển dụng yêu cầu nộp CV lưu dạng .pdf, còn không thì bạn nên lưu dạng .doc hoặc .docx.