Mẫu Tham Khảo Khi Viết Đơn Xin Việc

Bạn đã sẵn sàng để xin việc? Bạn vẫn chưa biết phải viết gì trong đơn xin việc của mình? Tương tự như khi viết CV, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn tham khảo trước một số mẫu viết đơn hơn là tự viết những lá đơn không đạt yêu cầu. Mẫu tham khảo sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần viết, cũng như cách trình bày phù hợp cho một lá đơn. Bạn chỉ cần điền thông tin cá nhân và tạo nên một đơn xin việc mang cá tính riêng của mình.

Hãy nhớ rằng trên tin tuyển dụng có thể sẽ liệt kê những yêu cầu cho quá trình ứng tuyển. Khi đó, hãy bám sát hướng dẫn của nhà tuyển dụng để chuẩn bị các loại giấy tờ phù hợp và ứng tuyển đúng hạn.

Mẫu tham khảo đơn xin việc dưới đây sẽ liệt kê thông tin bạn cần để viết CV và đơn xin việc. Hãy tận dụng những hướng dẫn này để tạo nên một đơn xin việc với bố cục được sắp xếp hợp lí, và gửi cùng với CV của bạn.

Thông tin liên lạc

Phần đầu của lá đơn nên là những thông tin giúp nhà tuyển dụng liên lạc với bạn. Nếu bạn có thông tin liên lạc của nhà tuyển dụng, hãy nêu luôn trong phần này. Nếu không thì chỉ cần thông tin của bạn là ổn.

Thông tin cá nhân

Họ và tên

Địa chỉ

Số điện thoại

E-mail

Thông tin nhà tuyển dụng

Tên

Chức vụ

Công ty

Địa chỉ

Lời chào

Thông dụng nhất là “Kính gửi: Ông/ bà…”.

Nội dung đơn

Bạn cần cho nhà tuyển dụng biết bạn ứng tuyển vị trí công việc gì, lí do bạn là ứng viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng nên chọn vào vòng phỏng vấn, và bạn sẽ đáp ứng yêu cầu của họ như thế nào.

Đoạn đầu

Nêu lí do vì sao bạn viết lá đơn này.

Đề cập công việc bạn đang ứng tuyển và bạn tìm thấy tin tuyển dụng ở đâu. Nếu có người trong công ty giới thiệu với bạn, hãy nhắc đến tên của người đó và mối quan hệ với bạn.

Đoạn giữa

Ở phần kế tiếp này, bạn nên mô tả những thế mạnh bạn có, liên kết chặt chẽ năng lực của bạn với yêu cầu tuyển dụng. Hãy nêu cụ thể, ngắn gọn kĩ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc như thế nào. Đến khi viết CV, bạn sẽ nói chi tiết hơn về các thông tin này, chứ đừng chỉ lặp lại nguyên văn. Với mỗi ý bạn nêu, hãy cung cấp dẫn chứng theo gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng đọc dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đoạn cuối

Kết thúc đơn bằng lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cân nhắc hồ sơ của bạn. Hãy nhắc lại những ưu điểm bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng, nhấn mạnh năng lực của bạn sẽ đóng góp cho công ty.

Kết đơn

Trân trọng,

Ký tên

Họ tên của bạn

Gửi đơn xin việc qua đường thư điện tử

Nếu bạn gửi đơn xin việc qua đường thư điện tử, thì bạn sẽ cần thay đổi đôi chút trong mẫu tham khảo ở trên.

Đầu tiên, hãy đảm bảo bạn viết dòng tiêu đề thư điện tử một cách trực tiếp và đầy đủ thông tin. Tiêu biểu là gồm tên của bạn và vị trí công việc bạn ứng tuyển. Ví dụ: Nguyễn Văn A – Đơn xin việc vị trí kế toán.

Bỏ phần thông tin cá nhân (địa chỉ, thông tin liên lạc), thông tin nhà ứng tuyển, mà lập tức mở đầu thư bằng lời chào. Trong phần thân của thư điện tử, hãy nêu lí do bạn viết thư này, mô tả những thế mạnh bạn có phù hợp với công việc, bạn sẽ đóng góp cho công ty như thế nào. Phần này bạn hãy viết giống như trong mẫu trên.

Cuối thư, hãy viết lại phần kết đơn trong mẫu. Sau đó, kết thúc thư điện tử bằng chữ kí chuyên nghiệp kèm thông tin liên lạc, đường dẫn đến tài khoản Linkedln hoặc Twitter của bạn.

Trình bày CV như thế nào?

Bạn có cần viết CV? Khi soạn đơn xin việc, CV chính là một công cụ hỗ trợ quan trọng. Khác với sơ yếu lý lịch thông thường chỉ có độ dài khoảng một đến hai trang, CV được viết dài hơn và chi tiết hơn về nền tảng học vấn.

Ở Mỹ, CV chủ yếu được dùng trong các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu và y học. Chúng cũng thường được sử dụng trong hầu hết mọi bộ đơn xin việc ở các quốc gia ngoài Mỹ.

Cách trình bày CV khác với sơ yếu lý lịch thông thường. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, kinh nghiệm của một người, sẽ có nhiều cách trình bày và hướng dẫn thiết kế CV khác nhau. Và cũng có những mục nhất định hầu hết mọi người cần phải có khi viết CV của mình.

Sau đây là bí quyết về cách trình bày và nội dung cần có trong CV. Hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây, cùng vài mẫu CV để thiết kế CV cho riêng bạn.

Mẫu trình bày CV

Thông tin liên lạc

Tên

Địa chỉ

Số điện thoại

E-mail

Thông tin cá nhân

Ngày sinh

Nơi sinh

Quốc tịch

Tình trạng visa

Giới tính

Tình trạng hôn nhân

Tên của vợ/ chồng

Con cái

Kinh nghiệm làm việc

Hãy liệt kê theo trật tự thời gian, kèm theo thông tin chi tiết về chức vụ, thời gian làm việc

Quá trình làm việc

Trình độ học vấn

Nghiên cứu và đào tạo

Học vấn

Hãy nêu kèm thời gian, chuyên ngành, thông tin chi tiết về bằng cấp, đào tạo và chứng chỉ

Phổ thông

Đại học

Sau đại học

Đào tạo sau tiến sĩ

Trình độ chuyên môn

Bằng cấp và chứng chỉ

Kĩ năng vi tính

Giải thưởng

Ấn phẩm

Chứng nhận thành viên trong các hiệp hội chuyên nghiệp

Sở thích

Vài mẹo vặt trình bày CV

Độ dài CV: Trong khi sơ yếu lý lịch thông thường chủ yếu chỉ độ một trang, CV thường dài hơn, ít nhất là hai trang.

Phông chữ và cỡ chữ: Đừng dùng những phông chữ rối mắt. Chỉ với những phông chữ đơn giản như Times New Roman, Arial, Calibri là hoàn hảo cho một CV.

Cỡ chữ nên khoảng từ 10 đến 12, ngoại trừ tên của bạn và các đề mục có thể lớn hơn một chút và được in đậm.

Trình bày: Dù bạn quyết định sắp xếp các phần trong CV của mình như thế nào, hãy đảm bảo các phần đều thống nhất với nhau. Ví dụ như, nếu bạn in nghiêng tên của một tổ chức, thì tên của tất cả tổ chức còn lại đều cũng phải được in nghiêng. Nếu bạn dùng một hoặc hai câu trình bày những thành quả đạt được ở một vị trí công việc nào đó, hãy liệt kê theo gạch đầu dòng để giúp CV của bạn có trật tự và dễ đọc hơn.

Tính chính xác: Trước khi gửi đi, hãy chắc chắn là bạn kiểm tra CV của mình, lỗi chính tả, ngữ pháp, tên của các công ty,… Và hãy nhờ bạn bè, cố vấn hướng nghiệp kiểm tra CV giúp bạn một lần nữa.

Nội dung viết CV

Không phải tất cả CV đều giống nhau. Hãy chỉ dùng những thông tin nào phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và mục đích đơn xin việc của bạn.

Thông tin liên lạc: Ở đầu CV, hãy đặt tên của bạn và thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, e-mail,…). Ở các quốc gia khác ngoài Mỹ, nhiều CV còn kèm những thông tin cá nhân khác như giới tính, ngày sinh, tình trạng hôn nhân, thậm chí tên của con cái trong gia đình.

Trừ phi bạn ứng tuyển công việc ở các quốc gia ngoài Mỹ, còn không thì bạn không cần cung cấp thêm những thông tin cá nhân kể trên.

Trình độ học vấn: Bao gồm trình độ đại học và sau đại học. Hãy kể kèm tên trường, thời gian học và bằng cấp nhận được.

Giải thưởng: Gồm danh sách xếp hạng của trưởng khoa, giải thưởng của khoa, học bổng, chứng nhận thành viên tại bất kì hiệp hội danh dự nào.

Luận án/ luận văn: Hãy kể tên của luận án hoặc luận văn bạn làm. Bạn cũng có thể tóm tắt trong một hoặc hai câu về đề tài, cũng như đề tên của giáo sư hướng dẫn.

Kinh nghiệm nghiên cứu: Liệt kê bất kì kinh nghiệm nghiên cứu nào bạn có, gồm địa điểm, thời gian và cộng sự. Bạn cũng có thể kể tên ấn phẩm đăng nghiên cứu của bạn.

Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê những kinh nghiệm phù hợp, gồm cả những việc làm thêm nếu bạn thấy chúng sẽ giúp nâng điểm đơn xin việc của bạn.

Cùng với tên sếp, chức vụ, thời gian bạn làm việc, hãy kể ngắn gọn việc bạn làm và thành quả đạt được.

Kinh nghiệm giảng dạy: Liệt kê bất kì công việc giảng dạy nào bạn từng làm, kèm tên trường, khóa học, học kì. Bạn cũng có thể kể kinh nghiệm làm gia sư, trưởng nhóm nếu thấy phù hợp.

Kĩ năng: Liệt kê những kĩ năng thích hợp mà bạn chưa đề cập ở các mục trên. Có thể là kĩ năng ngoại ngữ, tin học, quản trị,…

Ấn phẩm: Liệt kê bất kì ấn phẩm xuất bản nghiên cứu bạn từng thực hiện, đồng thực hiện, hoặc đóng góp, kèm tất cả thông tin về cá nhân, chức danh cần thiết. Bạn cũng nên mô tả những dự án bạn đang trong quá trình thực hiện, gồm các văn bản bạn trình bày trong hội nghị: liệt kê các loại giấy tờ, tên, địa điểm, thời gian tổ chức hội nghị.

Chứng nhận thành viên trong các hiệp hội chuyên nghiệp: Hãy kể ra những hiệp hội chuyên nghiệp bạn tham gia. Nếu bạn là thành viên trong Hội đồng quản trị của hiệp hội, hãy kể chức danh của bạn.

Hoạt động ngoại khóa: Gồm những hoạt động tình nguyện, dịch vụ cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc tổ chức bạn từng tham gia. Bạn cũng có thể kể kinh nghiệm du học trong mục này.