Trả lời thư mời nhận việc sao cho chuyên nghiệp?

Mô tả: Cho dù chấp nhận hay từ chối công việc thì bạn cũng nên viết thư phản hồi lại cho nhà tuyển dụng. Vậy cách trả lời thư mời nhận việc ra sao?

Bạn là một ứng viên xuất sắc vượt qua buổi phỏng vấn và nhận được thư mời nhận việc từ phía công ty. Bạn thắc mắc không biết có nên trả lời thư mời nhận việc hay không? Phản hồi thư mời như thế nào thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn? Cùng tham khảo trong bài viết này nhé!

Viết thư trả lời đồng ý nhận việc

Việc đầu tiên bạn cần làm khi nhận được thư mời nhận việc là phải bày tỏ sự biết ơn và trân trọng đối với họ. Qua đó, thể hiện bạn là một người làm việc chuyên nghiệp và coi trọng công việc cũng như doanh nghiệp bạn sắp làm việc. Đồng thời đề cập đến việc bạn chính thức xác nhận làm việc bằng sự nhiệt tình và cống hiến dành cho công ty.

Đừng ngại trao đổi với nhà tuyển dụng về những vấn đề mà bạn thắc mắc như lương, làm việc ngoài giờ, ngày bắt đầu đi làm, văn hóa công ty…Khi còn những vướng mắc chưa được giải đáp thì rất khó để làm việc hết mình và cống hiến cho công ty. Chính vì thế, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi trong email trả lời thư mời nhận việc từ nhà tuyển dụng.

Hơn nữa, bạn nên phản hồi thư mời nhận việc càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ kể từ khi nhận thư từ nhà tuyển dụng. Đừng gửi thư quá chậm trễ, vì công ty cần có thời gian lên kế hoạch làm việc cho nhân viên mới.

Bạn có thể tham khảo mẫu trả lời thư mời đồng ý nhận việc như sau:

Kính gửi công ty…..,

Tôi cảm thấy rất vui mừng khi nhận được lời mời làm việc tại quý công ty cho vị trí ……. Đây là một vị trí công việc đúng với chuyên môn mà tôi muốn tìm kiếm và gắn bó lâu dài, đặc biệt là trong môi trường làm việc ở quý công ty.

Tôi viết thư này để muốn xác nhận tôi sẽ đảm nhận vị trí công việc như trên. Tôi cam kết sẽ luôn có trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề như (bạn có thể liệt kê những câu hỏi muốn công ty giải đáp).

Tôi có thể bắt đầu làm việc từ ngày….

Cuối lời, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty.

Thông tin liên hệ người viết thư (tên, số điện thoại, email)

Viết thư từ chối nhận việc

Thư từ chối nhận việc nên được trình bày một cách nhã nhặn và lịch sự. Trong đó, nội dung thư phải bao gồm những thông tin như cảm ơn công ty đã cho bạn cơ hội làm việc, đưa ra lý do một cách thuyết phục để từ chối nhận việc. Đồng thời, bạn có thể bày tỏ sự tiếc nuối và mong muốn sẵn sàng hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai.

Chưa hết, cuối thư từ chối nhận việc, bạn có thể giới thiệu một ứng viên khác phù hợp với công ty để làm việc ở vị trí của bạn. Giúp công ty không cần phải tìm kiếm và tuyển dụng những ứng cử viên khác. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên giới thiệu một người giỏi, có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Mẫu thư từ chối nhận việc bạn có thể tham khảo như sau:

Kính gửi công ty…..,

Tôi tên là…..đã ứng tuyển vào vị trí công việc…..Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã dành thời gian phỏng vấn và cho tôi cơ hội được làm việc tại công ty.

Tuy nhiên, tôi rất tiếc khi không thể tiếp nhận vị trí công việc này. Đây là một quyết định khó khăn với tôi, nhưng sau khi xem xét, tôi nhận thấy công việc không phù hợp với định hướng nghề nghiệp của tôi ở hiện tại và trong tương lai (bạn có thể nêu lý do khác).

Một lần nữa, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với quý công ty khi cho tôi cơ hội làm việc và thành thật xin lỗi khi quyết định của tôi sẽ gây bất tiện cho phía công ty.

Sau này, nếu có cơ hội tôi xin được sẵn sàng hợp tác với quý công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng

Thông tin liên hệ của người viết thư (tên, số điện thoại, email)

Với những thông tin trong bài viết trên, bạn đã biết cách trả lời thư mời nhận việc sao cho đúng cách. Cho dù bạn có từ chối hay nhận lời mời làm việc thì cũng nên trình bày thư trả lời một cách trang trọng, lịch sự và thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Chăm sóc khách hàng là gì? Kỹ năng mềm cần có của nhân viên chăm sóc khách hàng

Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp được rất nhiều thông tin tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng được đăng tuyển trên báo chí, Internet. Có thể thấy được, tầm quan trọng của công việc này ở mỗi doanh nghiệp. Vậy chăm sóc khách hàng là gì? Kỹ năng mềm cần có ở nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là một công việc mang đến sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng. Theo đó, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhận các công việc như chủ động liên lạc với khách hàng để tư vấn, trả lời thắc mắc hoặc giải đáp khiếu nại cho họ về sản phẩm và dịch vụ tại công ty thông qua nhiều kênh khác nhau như điện thoại, facebook,…

Đồng thời lên kế hoạch thăm hỏi và giới thiệu sản phẩm mới cho những khách hàng thân thiết của công ty. Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ là người nhận những phản hồi của người mua về quá trình sử dụng sản phẩm. Thông qua những phản hồi trên, bạn sẽ đo lường được mức độ hài lòng của họ khi trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm cần có của nhân viên chăm sóc khách hàng

Kỹ năng giao tiếp

Có thể nói, giao tiếp là một trong những kỹ năng đầu tiên và cần thiết khi trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng. Bạn là bộ mặt của công ty, thế nên bạn phải biết cách ăn nói lưu loát, giọng nói dễ nghe, biết điều chỉnh âm lượng để khách hàng cảm thấy dễ chịu và ấn tượng về bạn.

Không những thế, kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở cách bạn sử dụng từ ngữ văn phong để trao đổi với khách hàng qua email hay các mạng xã hội. Tùy vào phương tiện giao tiếp, mà bạn nên lựa chọn từ ngữ cho phù hợp.

Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bạn cần phải biết cách thấu hiểu tâm lý khách hàng. Có nghĩa là, bạn cần hiểu được họ muốn gì và cần gì, qua đó có thể giúp họ giải quyết được những thắc mắc trong quá trình sử dụng sản phẩm. Khi cảm thấy hài lòng, thì khách hàng sẽ tin tưởng và tiếp sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ tại công ty.

Kỹ năng lắng nghe

Để thấu hiểu khách hàng, đòi hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe cẩn thận và hiểu được những điều họ cần sẽ giúp bạn biết cách giải đáp và làm hài lòng khách hàng. Theo đó, mỗi khi trao đổi với nhau, bạn không nên tranh giành phần nói của họ, mà hãy dành thời gian phân tích, tìm ra vấn đề của khách hàng để giải quyết một cách thỏa đáng.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc

Mỗi ngày, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể tiếp xúc với hàng trăm khách hàng. Mỗi người sẽ có những suy nghĩ, nhu cầu và tính cách khác nhau. Thế nên, việc gặp phải những người khó chịu hay cáu gắt là điều không thể tránh khỏi. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần phải bình tĩnh, luôn mỉm cười và trò chuyện nhẹ nhàng với khách hàng. Cho dù họ có giận dữ như thế nào thì bạn cũng phải biết cách kiềm chế bản thân và trao đổi với khách hàng một cách lịch sự và vui vẻ.

Luôn cập nhật kiến thức mới

Là một nhân viên chăm sóc khách hàng, tất nhiên bạn phải hiểu rõ được tính năng cũng như lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người mua. Theo thời gian, sản phẩm dịch vụ sẽ được cải tiến và có nhiều thay đổi, đồng nghĩa với việc bạn phải chủ động cập nhật và học hỏi những kiến thức mới về sản phẩm để biết cách tư vấn cho khách hàng.

Trước khi trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì bạn phải hiểu bản chất chăm sóc khách hàng là gì cũng như những kỹ năng mềm cần thiết khi làm việc ở vị trí này. Qua đó, bạn sẽ biết được mình cần học hỏi và rèn luyện những gì để phục vụ cho công việc cũng như gắn bó lâu dài với công ty.

Tác phong làm việc là gì?

Tác phong làm việc được thể hiện qua tính cách, thái độ của bạn khi làm việc với cấp trên, với đồng nghiệp của mình. Một nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp không chỉ được sếp trọng dụng, đồng nghiệp yêu quý mà còn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Vậy tác phong làm việc là gì?

Giao tiếp và phong cách ăn mặc

Khi làm việc ở bất kỳ công ty nào, kỹ năng giao tiếp và phong cách ăn mặc là những điều đầu tiên giúp bạn tạo ấn tượng với đồng nghiệp. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trước mặt mọi người và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Thế nên, hãy luôn chuẩn bị cho mình những bộ trang phục phù hợp để mặc nơi công sở.

Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng là một yếu tố giúp bạn tạo thiện cảm với sếp và những đồng nghiệp của mình. Hãy thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.

Không ngừng học hỏi và trau dồi chuyên môn

Hiện tại, bạn là một nhân viên giỏi trong công ty nhưng tương lai không hẳn như thế nếu như bạn không biết cách học hỏi và trau dồi kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn của mình. Khoa học, công nghệ ngày một tiến bộ, bất kể bạn làm trong ngành nghề gì thì cũng phải liên tục học hỏi và cập nhật để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Điều này sẽ giúp bản thân có thể làm tốt công việc mà không bị tụt hậu, lỗi thời.

Giúp đỡ đồng nghiệp

Hãy luôn giúp đỡ đồng nghiệp khi họ gặp những khó khăn trong công việc, nếu nằm trong khả năng của bạn. Việc này không chỉ giúp bạn nhận được sự quý trọng từ đồng nghiệp mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Đồng thời thể hiện bạn là một người biết giúp đỡ người khác và có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Hãy linh hoạt trong công việc

Linh hoạt trong công việc là khả năng bạn có thể ứng biến để thích nghi với những biến đổi trong công việc hay khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Theo đó, một nhân viên giỏi đòi hỏi cần phải có tầm nhìn, biết phân tích và có sự hiểu biết để phán đoán và xử lý những sự việc xảy ra. Đồng thời, sự linh hoạt trong công việc sẽ giúp bạn biết cách tận dụng và nắm bắt được những cơ hội đến với mình.

Luôn vui vẻ, lịch sự với mọi người

Luôn vui vẻ và lịch sự với đồng nghiệp sẽ thể hiện bạn là một nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Ngay cả những người mà bạn không thích, thì bạn vẫn phải thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở đối với họ. Như thế, những người xung quanh sẽ có thiện cảm và ấn tượng về bạn.

Tự đưa ra kỷ luật cho bản thân

Thông thường, khi đối mặt với một công việc khó khăn, chúng ta thường rất dễ dàng  buông bỏ, thiếu quyết đoán, thiếu kiên trì. Hoặc bạn là một người xao nhãng và luôn trì hoãn tất cả mọi thứ trong công việc và trong cuộc sống. Đó là biểu hiện của một người sống thiếu kỷ luật đối với chính bản thân mình.

Trì hoãn trong công việc là một thói quen xấu mà bạn nên từ bỏ nếu muốn trở thành một nhân viên làm việc hiệu quả. Khi được giao việc, bạn không nên trì hoãn mà hãy ngay lập tức lên kế hoạch để hoàn thành công việc. Qua đó, bạn có thể điều chỉnh tiến độ công việc, ưu tiên việc quan trọng làm trước và hoàn thành việc đúng thời hạn. Bạn có thể sử dụng điện thoại hay sổ tay để nhắc nhở mình những việc cần làm mà không sợ bỏ sót bất kỳ công việc quan trọng nào. Đây cũng là một trong những cách giúp bạn xây dựng tính kỷ luật cho bản thân mình.

Hơn nữa, phải luôn đúng giờ và không để mọi người chờ đợi là một trong những điều cơ bản giúp bạn trở thành một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Với những chia sẻ hữu ích trong bài viết trên, bạn đã biết cách trang bị cho mình một tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nhờ thế, bạn sẽ trở thành một nhân viên giỏi và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.